Sự khác nhau giữa bộ đàm analog và bộ đàm kỹ thuật số
Máy bộ đàm hiện nay dùng 2 tín hiệu là Analog và kỹ thuật số. Để hiểu rõ hơn về 2 tín hiệu này; mời các mọi người xem thông tin tại đây nhé.
[1] – Sơ lược về tín hiệu sóng Analog
Analog là tín hiệu diễn ra liên tục trong khoảng thời gian biến đổi. Nó thường có biểu đồ hiển thị dưới dạng hình Sin-Cos hoặc hình cong bất kỳ nào. Các hệ thống bộ đàm Analog đều sử dụng kiểu điều chế tần số FM. Cách điều chế này tạo ra tín hiệu diễn ra liên tục với tín hiệu âm thanh. Nhờ cách tích hợp hệ thống đơn giản vào đơn chip, chi phí của bộ đàm Analog được giảm khá cao. Việc sử dụng các thiết bị tín hiệu Analog đang có dấu hiệu giảm do sự ra đời của máy kỹ thuật số.
[2] – Sơ lược về sóng kỹ thuật số
Bộ đàm di động kỹ thuật số viết tắt là DMR của Bộ đàm kỹ thuật số sử dụng tín hiệu digital, tín hiệu này được biểu diễn bởi số nhị phân 0 và 1.
Trong quá trình truyền bằng số nhị phân, tín hiệu sẽ được chỉnh sửa; mỗi gói số nhị phân này đều được chứa bit và các thuật toán phân biệt tiếng người và tiếng ồn xung quanh nhằm mục đích loại bỏ và người sử dụng sẽ nhận được âm thanh chân thật nhất; loại bỏ nhiễu
Đây cũng là một bước tiến vượt trội, Chất lượng âm thanh DMR được cải tiến tốt hơn nhiều so với bộ đàm Analog
[3] – Phân tích ưu và nhược của máy bộ đàm analog và kỹ thuật số
- Ưu điểm Bộ đàm analog
- Công nghệ giọng nói tự nhiên, tính năng này được nhiều khách sử dụng ưa chuộng.
- Dễ dàng sử dụng, thao tác cực kì đơn giản.
- Băng thông được sử dụng tối đa là 25KHz
- Khi tăng nhu cầu, mua sắm thêm máy mới và phụ kiện đa dạng, và dễ dàng
- Giá thành rẻ hơn kỹ thuật số DMR
- Nhược điểm Bộ đàm analog
- Trên 1 kênh tần số chỉ cho phép 1 nhóm liên lạc trong cùng cùng một thời điểm.
- Số lượng tính năng hạn chế, không áp dụng được các chức năng mở rộng mang tính hệ thống: GPS, gọi thoại, gửi tin nhắn văn bản, tin nhắn hình ảnh, ghi âm, ….
- Không được hỗ trợ kết nối các phần mềm, ứng dụng
- Ưu điểm Bộ đàm kỹ thuật số
- Đầu tiên đó là chất lượng âm thanh của bộ đàm kỹ thuật số là tốt hơn do âm thanh đã được lọc nhiễu các tín hiệu xung quanh
- Trên cùng 1 tần số được cấp phép, Cho phép 2 nhóm liên lạc trong cùng một thời điểm Điều này giúp giảm chi phí đầu tư trạm chuyển tiếp và chi phí sử dụng tần số.
- Cự ly liên lạc xa hơn
- Sử dụng nền tảng kỹ thuật số cho phép bộ đàm sử dụng ở hai chế độ Analog hoặc Digital , có thể kết nối mở rộng với các đàm analog cũ để tiết kiệm chi phí
- Dễ dàng hòa mạng với bất kì hệ thống bộ đàm mà Khách hàng đang sử dụng
- Tiết kiệm băng thông hơn công nghệ Analog
- Công nghệ âm thanh thông minh giúp tự động lọc tiếng ồn và phân biệt giọng nói hiệu quả ngay cả trong môi trường nhiều tiếng ồn hoặc gió lớn.
- Được hổ trợ cập nhật liên tục ứng dụng, phần mềm
- Nhược điểm kỹ thuật số
- Chi phí đầu tư cao hơn bộ đàm Analog
- Cần nhiều thời gian hơn để thành thạo sử dụng tất cả các tính năng
- Quá trình cài đặt mở rộng, cần sự hỗ trợ của nhà cung cấp; vì cài đặt ko dễ dàng như bộ đàm analog
[4] – Các dòng bộ đàm kỹ thuật số tốt nhất hiện nay
- Bộ đàm kỹ thuật số MOTO JP-F4003-DMR
- Giá thành : 2.250.000đ + VAT
- Bộ đàm kỹ thuật số Moto JP-F4003-DMR có đầy đủ chức năng của 1 bộ đàm thông dụng; là phiên bản nâng cấp về công nghệ, từ công nghệ analog thông dụng lên công nghệ kỹ thuật số DMR
- Tăng chất lượng âm thanh khi đàm thoại
- Bổ sung nhiều tính năng bảo mật, chống nghe lén
- Tiêu chuẩn kỹ thuật số, giúp tiết kiệm Pin
- Nghe gọi trong điều kiện lý tưởng lên đến 4km
- Trong nội thành, khu đông dân cư : <2km
- Liên lạc cao tầng đến 15-20 tầng nổi
- Sở hữu Pin dung lượng cao, làm việc liệc tục từ 12-24h
- Chế độ chờ Stan by đến 36-72h
[5] – Viễn Thông Thiên Minh – Phân phối bộ đàm Analog – Bộ đàm Kỹ thuật số tại Việt Nam
Viễn Thông Thiên Minh – đơn vị phân phối, tư vấn, thiết kế giải pháp liên lạc vô tuyến; thương hiệu Motorola – Kenwood – ICOM – MOTO JP tại Việt Nam